PHÁP LÝ CHUYÊN SÂU
Tra cứu Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý
 
Lĩnh vực:
Không tìm thấy thuật ngữ này! Bạn có thể:



Tìm thấy 231 thuật ngữ gần giống
Hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước

Là mức ngoại hối tối đa được phép đầu tư theo đối tác và hình thức đầu tư do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.

Tiêu chuẩn đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước

Bao gồm: Mức xếp hạng tín nhiệm của đối tác được phép đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước, loại chứng khoán, giấy tờ có giá được phép đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.

Đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước

Là việc Ngân hàng Nhà nước gửi, mua, bán ngoại tệ và vàng; mua, bán chứng khoán, các loại giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ; ủy thác đầu tư và thực hiện các hình thức đầu tư khác trên thị trường quốc tế do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.

Thanh khoản dự trữ ngoại hối nhà nước

Là khả năng sẵn sàng đáp ứng ngoại tệ và vàng phục vụ mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, chính sách tỷ giá và vàng, can thiệp thị trường ngoại hối đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế và đáp ứng các nhu cầu ngoại hối đột xuất, cấp bách của Nhà nước.

Bảo toàn dự trữ ngoại hối nhà nước

Là bảo đảm an toàn dự trữ ngoại hối nhà nước thông qua việc tuân thủ cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước được phê duyệt.

Dự trữ ngoại hối nhà nước

Là tài sản bằng ngoại hối được thể hiện trong bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước bao gồm:

- Dự trữ ngoại hối nhà nước chính thức (dự trữ ngoại hối chính thức) là phần tài sản bằng ngoại hối thuộc sở hữu Nhà nước được Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý;

- Tiền gửi ngoại tệ và vàng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (tổ chức tín dụng) và Kho bạc Nhà nước gửi tại Ngân hàng Nhà nước;

- Các nguồn ngoại hối khác.

Thanh tra doanh nghiệp nhà nước

Là hoạt động xem xét, đánh giá và xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền định kỳ hoặc đột xuất theo căn cứ, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định về việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước.

Kiểm tra doanh nghiệp nhà nước

Là hoạt động xem xét, xác minh, làm rõ và kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền định kỳ hoặc đột xuất theo căn cứ, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định về việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước.

Giám sát doanh nghiệp nhà nước

Là hoạt động theo dõi, tổng hợp và phân tích, đánh giá thường xuyên hoặc định kỳ của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định về việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước.

Giám sát tài chính đặc biệt (doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước)

Là quy trình giám sát đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính cần phải được các cơ quan có thẩm quyền theo dõi và chấn chỉnh.

Giám sát tài chính (doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước)

Là việc theo dõi, kiểm tra, thanh tra, đánh giá các vấn đề về tài chính, chấp hành chính sách pháp luật về tài chính của doanh nghiệp.

Giám sát sau (doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước)

Là việc kiểm tra kết quả hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở các báo cáo định kỳ, kết quả chấp hành pháp luật của cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc điều lệ doanh nghiệp, việc tuân thủ các quy định của pháp luật.

Giám sát trong (doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước)

Là việc theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch, dự án của doanh nghiệp, việc chấp hành các quy định của pháp luật, của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong suốt quá trình triển khai kế hoạch, dự án.

Giám sát trước (doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước)

Là việc xem xét, kiểm tra tính khả thi của các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, dự án đầu tư, phương án huy động vốn, các dự án và phương án khác của doanh nghiệp.

Giám sát gián tiếp (doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước)

Là việc theo dõi và kiểm tra tình hình của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính, thống kê và báo cáo khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Báo cáo kết quả giám sát tài chính (của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước)

Là báo cáo tổng hợp kết quả công tác giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp thuộc cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Báo cáo giám sát tài chính (của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước)

Là báo cáo phân tích, đánh giá, cảnh báo các vấn đề về tài chính của từng doanh nghiệp.

Dự báo luồng tiền (trong quản lý ngân quỹ nhà nước)

Là việc tổng hợp, xác định số dự kiến thu, dự kiến chi và chênh lệch số dự kiến thu, chi ngân quỹ nhà nước theo tháng, quý và năm.


Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.95.170
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!